Tình trạng nổi mụn nước khắp người rất dễ gây ra nhiễm trùng, và đây cũng là dấu hiệu của nhiều căn bệnh khác nhau.
Mụn nước là gì?
Mụn nước là một túi chất lỏng giữa các lớp biểu bì – lớp trên cùng của da. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra nổi mụn nước là do ma sát, bỏng, nhiễm trùng, … Mục đích của chúng là bảo vệ các lớp bên dưới da khỏi bị nhiễm trùng, cho các mô thêm thời gian để chữa lành. Mụn nước chứa chất lỏng, thường là huyết thanh, huyết tương, máu hoặc mủ tuỳ vào nguyên nhân gây phồng rộp.
Nguyên nhân nổi mụn nước khắp người
Có nhiều nguyên nhân gây ra nổi mụn nước, đặc biệt là nổi mụn nước khắp người. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
Do ma sát
Mụn nước thường được hình thành do ma sát quá mức, thường do các hành động lặp đi lặp lại như chơi nhạc cụ, chạy bộ, … Do đó, các khu vực thường xuất hiện mụn nước là ở lòng bàn tay, bàn chân cũng như những nơi có điều kiện nóng, ẩm như trong giày.
Mụn nước do ma sát dễ dẫn đến tình trạng loét hoặc nhiễm trùng.
Do bỏng
Nổi mụn nước khắp người hoặc một phần do bỏng còn thể hiện cấp độ bỏng. Bỏng cấp độ 2 sẽ phồng rộp ngay lập tức, nhưng bỏng cấp độ 1 sẽ hình thành mụn nước một vài ngày sau tai nạn.
Trong mọi trường hợp nổi mụn nước do bỏng, các bong bóng nước đều đóng vai trò bảo vệ da khỏi tình trạng nhiễm trùng.
Phơi nhiễm hóa chất
Da đôi khi có thể bị phồng rộp vì một số loại hóa chất. Điều này được gọi là viêm da tiếp xúc. Viêm da tiếp xúc ảnh hưởng đến một số người khi tiếp xúc với những hoá chất sau đây:
- Mỹ phẩm
- Chất tẩy rửa
- Dung môi
- Niken sunfat (được sử dụng trong mạ điện)
- Balsam (của Peru, một loại gia vị)
- Côn trùng cắn
- Tác nhân chiến tranh hóa học
Vỡ mạch máu
Nếu một mạch máu nhỏ gần bề mặt da bị vỡ, máu có thể rò rỉ vào khoảng trống giữa các lớp da, khiến vết giống mụn nước hình thành. Nhưng mụn này chứa đầy máu thay vì dịch như bình thường.
Điều kiện y tế
Một số điều kiện y tế có thể gây nổi mụn nước khắp người, bao gồm:
- Thủy đậu: Phát ban tạo thành những mụn nước nhỏ, và cuối cùng là đóng vảy.
- Herpes: Các vết loét lạnh do virus herpes simplex tạo ra, đều là các mụn nước.
- Bệnh chốc lở: Chủ yếu gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, mụn nước có thể hình thành trên cánh tay, chân hoặc thân.
- Bệnh chàm da: Phồng rộp có thể xuất hiện cùng với một số triệu chứng da khác như nứt nẻ, đóng vảy và bong tróc.
- Dyshidrosis: Một tình trạng da đặc trưng bởi sự xuất hiện nhanh chóng và rõ ràng của nhiều mụn nước nhỏ.
- Pemphigoid Bullous: Một bệnh tự miễn ảnh hưởng đến da và gây phồng rộp, điều này là phổ biến nhất ở bệnh nhân lớn tuổi.
- Pemphigus: Một nhóm bệnh tự miễn hiếm gặp, ảnh hưởng đến da và niêm mạc. Hệ thống miễn dịch tấn công một phân tử chất kết dính quan trọng trong da, tách lớp biểu bì ra khỏi phần còn lại của da.
- Viêm da herpetiformis: Tình trạng da phồng rộp mãn tính này không liên quan đến mụn rộp nhưng biểu hiện tương tự nhau.
- Hội chứng bức xạ da: Đây là những ảnh hưởng của việc tiếp xúc với bức xạ.
- Epidermolysis bullosa: Đây là một bệnh di truyền của mô liên kết gây ra phồng rộp da và niêm mạc.
Điều trị nổi mụn nước khắp người
Hầu hết các loại mụn nước sẽ tự lành mà không cần can thiệp y tế. Khi da mới bắt đầu phát triển bên dưới vết phồng rộp, chất lỏng sẽ từ từ biến mất và da sẽ khô tự nhiên rồi bong lớp vẩy ra. Tuy nhiên, tuỳ vào từng trường hợp với các nguyên nhân khác nhau thì bác sĩ có thể yêu cầu những phương pháp điều trị khác nhau, ví dụ như:
Sử dụng thuốc
- Thuốc chống dị ứng kháng histamin như loratadine hoặc chlopheniramin
- Thuốc bôi điều trị tại chỗ như Mentol 1% hoặc Phenergan Cream
Điều trị tại nhà
- Làm dịu da bằng khăn lạnh: Dùng một chiếc khăn mềm ngâm với nước đá, vắt nhẹ và đắp lên vùng da bị nổi mụn trong vòng 20-30 phút. Thực hiện 3 lần mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất.
- Tắm hoặc ngâm nước ấm: Nước ấm có khả năng kích thích mạch máu lưu thông, khiến vết mụn se lại nhanh hơn và cải thiện cảm giác ngứa rát. Tuy nhiên, thời gian tắm hoặc ngâm mình không nên kéo dài quá 5 phút, và người bệnh có thể sử dụng tinh dầu có khả năng kháng khuẩn hoặc chống viêm để hiệu quả tốt hơn.
- Uống nước gừng tươi hoặc thoa nước gừng lên vết mụn: Do gừng có tác dụng chống oxy hoá, chống viêm và kiểm soát tình trạng mụn. Cách thực hiện là giã nhỏ gừng tươi và lấy nước cốt pha với nước ấm để uống hoặc thoa lên vùng da bị mụn. Người bệnh nên thực hiện mỗi tuần 2-3 lần để đạt kết quả tối ưu.
Thay đổi phong cách sống
- Giữ gìn vệ sinh thân thể, giữ môi trường xung quanh sạch sẽ.
- Giữ mụn nước không vỡ, tự se và lành lại thay vì làm vỡ chúng.
- Hạn chế tối đa việc gãi hoặc ma sát vào vết mụn.